Card đồ họa hay còn gọi là card màn hình là thiết bị có chức năng là xử lý đồ họa bao gồm hình ảnh, video, màu sắc độ nét,… Thông thường có hai loại card : card onboard là card có sẵn trong máy và card rời là card được gắn thêm để tăng hiệu quả xử lý đồ họa đặc biệt cho các PC hay dùng chơi game. Nếu máy bạn có cả 2 card đồ họa trên bạn nên cài đặt card rời thành card chính.

Phổ biến hiện nay có hai loại card rời là NVIDIA và AMD. Ví dụ: máy bên dưới tích hợp Intel và card đồ họa NVIDIA rời, đồ họa riêng  đã mở cho card rời NVIDIA. (Bạn có thể kiểm tra thông tin trạng thái tắt/mở card đồ họa cũng như loại card trong máy tính tại mục Thông tin hệ thống trong giả lập.)

Nếu đồ họa riêng trong máy tính của bạn chưa mở bạn hãy tham khảo hướng dẫn bên dưới để mở đồ họa riêng cho card rời NVIDIA, AMD, RADION  Intel HD Graphics nhé.


MỞ CARD ĐỒ HỌA RIÊNG CHO CARD RỜI NVIDIA

**Xem hướng dẫn chi tiết : Tại đây

Bước 1: Nhấp chuột phải vào desktop sau đó nhấp vào mục NVIDIA Control Panel như trong hình.

Lưu ý: Khi nhấn chuột phải và bạn không thấy Bảng điều khiển của NVIDIA (NVIDIA Control panel) thì có nghĩa là màn hình hiển thị của bạn hiện chưa được kết nối với NVIDIA CPU, làm theo hướng dẫn sau để có thể kết nối NVIDIA với màn hình máy tính hiện tại:

  1. Nhấn tổ hợp phím Windows +R để chạy Run
  2. Nhập lệnh devmgmt.msc, nhấn Enter
  3. Mở rộng mục Display adapters
  4. Nhấn thẻ đồ họa NVIDIA trên máy tính của bạn và chọn Update Driver Software
  5. Khởi động lại máy tính sau khi cập nhật thẻ đồ họa thành công.

Bước 2: nhấp vào Manage 3D settings => Global Settings, lúc đó phía dưới sẽ hiện ra một hộp thoại gồm 3 option, chọn chế độ bộ xử lý hiệu suất cao High-performance NVIDIA processor sau đó nhấp vào Apply ( ứng dụng ) phía dưới cùng bên phải. Sau đó hãy khởi động lại máy tính để cài đặt có hiệu lực.


MỞ CARD ĐỒ HỌA RIÊNG CHO CARD RỜI AMD

**Xem hướng dẫn chi tiết : Tại đây

Bước 1: Đối với card AMD, trước tiên hãy kiểm tra số thẻ đồ họa trên máy tính bằng cách nhấp vào Start menu-Run (hoặc nhấn Win + R), nhập “devmgmt.msc” trong hộp thoại để mở Device Manager.

Bước 2: Trong trình quản lý thiết bị, mở Display adapters để xem liệu có hai card đồ họa hay không.

Bước 3: Nếu câu trả lời là có, và một trong các thẻ là AMD thì sau đó hãy vào Start – Programs – Catalyst Control Center.

Bước 4: Ở phía bên trái bảng điều khiển “AMD Catalyst Control Center”, vào Power—Switchable Graphics Application Settings => tìm NoxPlayer phía bên dưới của All Applications . Tìm được rồi bạn sẽ điều chỉnh mục Graphics Settings của NoxPlayer thành High Performance. Cuối cùng nhấn Apply ( Áp dụng ) => Nhớ khởi động lại máy khi hoàn thành các bước cài đặt.


HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT RADEON SETTING TRONG CARD AMD

Nếu bạn có 1 máy tính chơi game và quyết định chọn AMD làm card đồ họa, thì chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ với Radeon Settings (cài đặt Radeon) – ngày xưa được gọi là AMD Catalyst Control Center (Trung tâm điều khiển AMD Catalyst). Cài đặt naỳ sẽ rất hữu ích và góp phần đáng kể nâng cao hiệu suất máy tính của bạn trong quá trình chơi game, đặc biệt là các game yêu cầu thiết bị với trình đồ họa cao. Admin sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện cài đặt này.

Bước 1: Làm theo hướng dẫn trên để mở card đồ họa AMD trên máy tính.

Bước 2: Sau khi đã mở card đồ họa AMD, nhấp chuột phải ở màn hình chính chọn AMD Radeon Settings.

Sau khi nhấn vào AMD Radeon Settings, giao diện chính của AMD Radeon sẽ hiện ra.

Bước 3: Chọn dấu “+” để thêm game/ứng dụng tích hợp vào card, sau đó tìm đến đúng đường dẫn file chạy của game/ứng dụng.

Bước 4: Ứng dụng đã được thêm vào, giờ đây bạn có thể trải nghiệm kết quả.

**Lưu ý:

1. Có sự khác biệt khi cài đặt giữa hai loại thẻ ATI/AMD Radeon Catalyst Control Center nên cần xem xét cụ thể là thẻ nào để có cách cài đúng nhất. Có trường hợp, Control Center khác hình minh họa nhưng nguyên tắc cài đặt vẫn giống nhau và bạn có thể tìm thấy những tùy chọn tương tự như mô tả ở đây.

2. Nếu bạn không có“Catalyst Control Center” thì bạn cần cập nhật trình điều khiển AMD để chắc chắn có thể khởi động được. Cách cập nhật thẻ AMD tại đây .

 3. Tùy vào cấu hình máy của bạn để cài đặt phần cài đặt cao cấp sao cho phù hợp. Nếu máy cấu hình chỉ vừa đạt yêu cầu tối thiểu thì nên để phần cài đặt tính năng vừa hoặc thấp và chế độ tương thích OpenGL. Còn máy cấu hình cao hơn nên để cài đặt tính năng cao và chế độ tăng tốc Directx.

 


HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT INTEL HD GRAPHICS

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách cài đặt Intel HD Graphics trên hệ điều hành Windows 10 các bạn nhé.

Intel đã phát hành driver Windows 10 cho phần lớn các card màn hình. Bạn có thể vào trang web của Intel và tìm driver Intel HD Graphics phù hợp. Bạn hãy vào trang web này và nhập vào mã hiệu/model của laptop của bạn. Tải về và làm theo hướng dẫn tiếp theo đây.

Bước 1: Mở Control Panel từ Start Menu. Tại cửa sổ trình điều khiển mới hiện ra, các bạn chọn vào mục View by Small icons > click vào Device Manager để mở trình điều khiển driver trên máy tính.

Bước 2: Tại cửa sổ Device Manager nhấp vào mục Display adapters. Nhấp chuột phải vào Intel device và chọn Update Driver Software để vào trình cài đặt Intel HD Graphics.

Bước 3:  Click Browse my computer for driver software để tìm đến file driver bạn vừa mới download lúc nãy. Sau đó trình cài đặt Intel HD Graphics sẽ khởi chạy, bạn chỉ việc chờ một lát để quá trình setup này hoàn tất. Vậy là xong, bạn đã hoàn thành việc cài đặt Intel HD Graphics.

Trên đây là hướng dẫn thực hiện mở card đồ họa với các loại card rời phổ biến nhất hiện nay. Chúc các bạn thực hiện thao tác thành công !


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

HƯỚNG DẪN TỐI ƯU HÓA HIỆU NĂNG CARD AMD ĐỂ TĂNG HIỆU SUẤT CHO MÁY TÍNH KHI CHƠI GIẢ LẬP

HƯỚNG DẪN TỐI ƯU HÓA HIỆU NĂNG CARD NVIDIA ĐỂ TĂNG HIỆU SUẤT CHO MÁY TÍNH KHI CHƠI GIẢ LẬP

HƯỚNG DẪN CÁCH CƠ BẢN NÂNG CẤP THẺ ĐỒ HỌA


Website chính thức của NoxPlayer Việt Nam

https://vn.bignox.com/

Fanpage NoxPlayer Việt Nam (hỗ trợ giải đáp thắc mắc khách hàng)

 https://www.facebook.com/VNnoxplayer/